1. Về trợ cấp xã hội

– Mỗi người độc thân vào mỗi tháng sẽ được trợ cấp tiền thất nghiệp 721,45 Euro theo quy chế Hart IV trong đó có 268 Euro dành cho việc thuê nhà và 161 Euro tiền bảo hiểm xã hội.

– Một người thất nghiệp và sống độc thân cùng con nhỏ sẽ nhận được 882,02 Euro/tháng trong đó 405 Euro là tiền nhà ở và 144 Euro là tiền bảo hiểm xã hội

– Một cặp vợ chồng thất nghiệp và có con sẽ nhận được 1169,83 Euro/tháng trong đó 504 Euro là tiền nhà và 196 tiền bảo hiểm xã hội

– Các gia đình có từ 5 thành viên trở lên sẽ nhận được 1417,37 Euro/tháng trong đó có 606 Euro là tiền nhà và 203 tiền phí bảo hiểm xã hội

Ngoài ra Đức còn cấp tiền Kinderggeld (quyền lợi trẻ em) nhiều nhất nhì Châu Âu, nếu một gia đình có càng nhiều con thì tiền trợ cấp càng cao. Thông thường thì mỗi đứa trẻ sẽ được trợ cấp từ 189 – 204 Euro/tháng. Tiền trợ cấp sẽ được cấp từ 0 – 18 tuổi và 18 – 25 tuổi (nếu tiếp tục đi học)

Vì tỷ lệ dân số già nên chính phủ Đức rất khuyến khích sinh nở với chính sách cấp tiền cho bố mẹ để ở nhà chăm con trong 12 tháng. Số tiền sẽ cấp cho cả vợ hoặc chồng tùy theo việc cha mẹ đó có việc làm hay không, nếu đi làm sẽ được giảm giờ làm dưới 30h/tuần và vẫn được nhận đủ lương. Trung bình tổng số tiền mà cha mẹ nhận được khi sinh một em bé là 6000 Euro. Số tiền này sẽ dành cho tất cả những ai đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Đức.

*Lưu ý: Những khoản trợ cấp này không áp dụng với du học sinh

2. Về giáo dục

Nước Đức được biết đến là quốc gia có nền giáo dục phát triển đứng thứ 4 trên thế giới và chất lượng giáo dục ở đây được chính phủ rất quan tâm. Học phí được miễn phí từ mẫu giáo cho đến đại học ngay cả với người nước ngoài định cư tại Đức. Đây là quốc gia duy nhất tại Châu Âu không phân biệt giữa EU và non-EU, miễn phí cho mọi cấp giáo dục.

3. Về giao thông

Nước Đức là quốc gia xây dựng cao tốc đầu tiên trên thế giới với đường cao tốc có tên AVUS được xây dựng tại Berlin. Nước Đức là quốc gia duy nhất trên thế giới không có giới hạn tốc độ trên đường cao tốc. Và nước Đức thu phí đi lại trung bình 150 Euro/tháng nhưng sẽ miễn với những người được nhận trợ cấp và trẻ em dưới 6 tuổi.

4. Người Việt Nam ở Đức cũng được hưởng chế độ phúc lợi như người bản địa

Những người làm công ăn lương thì cũng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như người bản địa. Những người hành nghề tự lập thì không bắt buộc phải đóng bảo hiểm nhưng có thể tự nguyện đóng bảo hiểm xã hội theo luật định hoặc theo bảo hiểm tư nhân.

Khi đến tuổi nghỉ hưu (65 – 67 tuổi, một số nghỉ sớm từ 63 tuổi) nếu đóng 45 năm bảo hiểm hưu trí, người hưu trí sẽ được nhận lương hưu trí tuỳ theo mức độ họ đã đóng.

Với người Việt Nam ở Đức, phần lớn đều hành nghề tự lập, thường đóng bảo hiểm y tế mà không đóng bảo hiẻm hưu trí hoặc đóng rất ít nên lương hưu sẽ rất thấp. Nếu những người này không đủ tiền tiết kiệm dự trữ họ sẽ phải xin trợ cấp tuổi già (Grundsicherung).

Trên đây là chính sách phúc lợi của Đức và những điều du học sinh cần biết mà chúng tôi đã tổng hợp lại, chúc bạn có thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm nếu muốn sang du học hoặc làm việc tại Đức.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ CVB

Địa chỉ: Mitec Tower, Đường Dương Đình Nghệ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 0973.669.492

Email: info@duhocduc.top